Sắp tái hiện ‘trận chung kết’ U.23 Thường Châu, Việt Nam quyết đòi món nợ Uzbekistan
Chiều 8.2.2025, theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh Niên tại nhiều giao lộ ở TP.HCM, đường sá khá thông thoáng, ít kẹt xe ngay cả khung giờ cao điểm. Người dân kiên nhẫn đợi hết đèn đỏ, không lấn làn, leo lề.Gần 6 giờ tối tại ngã tư Hàng Xanh, lượng xe vẫn khá đông vì đây là trục đường chính nhưng không xảy ra tình trạng ùn ứ. Người đi bộ thong dong qua đường. Khung cảnh dễ thở hơn rất nhiều so với cảnh ken đặc xe cộ thường thấy ở khu vực này.Cảnh tượng này là khá dễ hiểu, một phần vì chỉ mới qua Tết Nguyên đán, vẫn còn nhiều sinh viên và người đi làm chưa trở lại thành phố. Phần khác, có thể vì sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ý thức người dân cải thiện, chấp hành tốt các quy định giao thông nên giảm hẳn cảnh chen lấn, leo lề, vượt đèn đỏ,…Ông Dương Vinh Đống (làm bảo vệ một quán cà phê ngay góc ngã tư Hàng Xanh) chia sẻ từ sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ông không còn thấy cảnh người đi đường vượt đèn đỏ, chạy lên lề. "Tại tôi làm bảo vệ ở đây nên tôi biết, tôi canh thấy cũng có nhiều người không còn dám chạy ngược chiều hướng đây nữa", ông Đống nói. Còn với một tài xế như anh Võ Văn Phú (35 tuổi), đường sá thông thoáng, không kẹt xe, không tắc đường khiến công việc hàng ngày dễ thở hơn hẳn. "Tôi chạy xe công nghệ cũng hơn cả năm nay. Trước tết chạy xe tốn xăng lắm. Ví dụ bình thường mình chạy chỉ tốn có 100.000 đồng cho 13 đến 14 tiếng chạy. Tại kẹt xe với tắc đường mà lắm khi phải hết 130.000 - 150.000 đồng tiền xăng. Mà đó là trước tết thôi, sau tết đường sá thông thoáng mình đi cũng tiện, tiền xăng cũng ít đi", anh Phú chia sẻ.Theo ghi nhận của phóng viên chiều 8.2, tại các tuyến đường như Điện Biên Phủ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh,… khá thông thoáng trong những ngày làm việc đầu năm. Đây là những tuyến đường thường xảy ra tình trạng ùn tắc, nhất là vào khung giờ cao điểm. Theo chia sẻ của nhiều người dân, phố phường thông thoáng cũng phần nào khiến tinh thần thoải mái, việc đi làm hay đón đưa con cái cũng vì thế đỡ vất vả hơn nhiều.Người dân mua gì nhiều nhất tại siêu thị trong kỳ nghỉ lễ?
Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn lớn như suy giảm tăng trưởng, áp lực lãi suất cao và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng. Trong bối cảnh này, Eximbank không chỉ giữ vững sự ổn định mà còn vươn lên bứt phá với những kết quả kinh doanh nổi bật. Lợi nhuận đạt 4.188 tỉ đồng, tăng 54% so với năm 2023. Tổng tài sản tăng trưởng 18,9%, đạt 239.532 tỉ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 19,72%. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 110,1% so với năm 2023, đạt 1.080 tỉ đồng, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 38,7%, đạt 674 tỉ đồng. Đặc biệt, ngân hàng kiểm soát tốt các chỉ số an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn duy trì quanh mức 24% - 25%, thấp hơn so với mức giới hạn của NHNN tối đa 30%; tỷ lệ LDR duy trì quanh mức 82% - 84% so với quy định NHNN là 85%; tỷ lệ an toàn vốn CAR dao động quanh ngưỡng 12%-13%, cao hơn mức quy định của NHNN là 8%.Những con số này khẳng định chiến lược quản trị đúng đắn, khả năng thích ứng linh hoạt và sự cam kết mạnh mẽ của Eximbank trong việc phục vụ khách hàng. Ngân hàng đã tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, tập trung cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn và hiệu quả, đặc biệt ở các phân khúc khách hàng SME, cá nhân, và các nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đồng thời, Eximbank chủ động khai thác cơ hội từ thị trường mới và thị trường ngách, nơi ngân hàng có lợi thế cạnh tranh, và đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt từ các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, vàng và xử lý nợ xấu hiệu quả. Những giải pháp này không chỉ tăng cường sự ổn định trong hoạt động kinh doanh mà còn giúp ngân hàng duy trì vị thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ chi phí vận hành và ứng dụng công nghệ hiện đại đã góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.Sự nỗ lực đồng lòng của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên đã giúp Eximbank không chỉ vượt qua khó khăn mà còn củng cố niềm tin từ khách hàng, đối tác và cổ đông. Đây là minh chứng rõ ràng cho chiến lược phát triển bền vững mà ngân hàng kiên định theo đuổi.Một trong những dấu mốc đáng chú ý của Eximbank trong năm 2024 là được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn điều lệ lên 18.688 tỉ đồng. Đây là bước tiến quan trọng, giúp ngân hàng củng cố năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.Trong năm 2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tăng hạn mức tài trợ thương mại lên 115 triệu USD, khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế. Đặc biệt, Eximbank đã thành công gọi vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu cấp 1 theo hình thức riêng lẻ, kỳ hạn 5 năm và không có tài sản đảm bảo. Thành công này tiếp tục khẳng định sự tin tưởng của nhà đầu tư vào sự minh bạch, năng lực tài chính, khả năng quản trị, cũng như chiến lược phát triển dài hạn của Eximbank.Ngoài ra, năm 2024 Eximbank còn được ghi nhận với hàng loạt giải thưởng danh giá như: "Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc - STP Award" do các ngân hàng đối tác hàng đầu thế giới trao tặng gồm: Bank of New York Mellon, Wells Fargo và JP Morgan; Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á - Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024; Giải thưởng Sao Khuê 2024 - về lĩnh vực ngân hàng số; Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ và Chuyển đổi số tiêu biểu 2024; Top 10 Doanh nghiệp tiên phong triển khai Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024...Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập, Eximbank tự hào nhìn lại chặng đường đã qua, nơi những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đổi mới sáng tạo và bản lĩnh vững vàng của tập thể lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ nhân viên đã giúp ngân hàng vượt qua thử thách, vươn tới thành công. Với những thành tựu đã đạt được, Eximbank tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành và phát triển bền vững cùng khách hàng, cổ đông, đối tác, vững bước trên con đường chinh phục những mục tiêu mới, hướng tới tương lai thịnh vượng.
'Ai cũng viết về tình yêu thì sao có những bài hát cho người thầm lặng vì bình yên của đất nước'
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực:
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết tâm chấn của trận động đất mới nhất cách Lobuche (Nepal) khoảng 92 km, dọc theo biên giới cao nguyên với Tây Tạng thuộc Trung Quốc, Reuters đưa tin hôm 7.1.Dữ liệu của USGS cũng ghi nhận núi Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, đồng thời xảy ra chấn động cường độ 4,5 độ Richter. Hiện vẫn chưa thể xác nhận có người đang leo núi Everest vào thời điểm động đất xảy ra hay không.Về phần mình, Trung tâm Các mạng lưới Động đất của Trung Quốc ghi nhận động đất 6,8 độ Richter gần một trong những thành phố linh thiêng nhất của Tây Tạng, gây thiệt hại nhiều nhà cửa xung quanh thành phố Shigatse và khiến mọi người phải tháo chạy ra khỏi nhà ở Nepal và Ấn Độ.Trung tâm Trung Quốc cho biết cơn địa chấn xảy ra vào 8 giờ 05 sáng 7.1 (giờ Việt Nam), với tâm chấn ở độ sâu 10 km.Ảnh hưởng của động đất lan đến Kathmandu, thủ đô Nepal cách đó 400 km.Bang miền bắc Ấn Độ là Bihar, giáp Nepal, cũng cảm thấy ảnh hưởng của địa chấn. Nhiều người lao khỏi nhà và các căn hộ để đến những nơi thoáng.Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin thương vong được loan báo. Tuy nhiên, động đất 6,8 độ Richter hoặc 7,1 độ Richter đều có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người và của.
Rồng trên các cổ vật ở Bảo tàng Thanh Hóa
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.